Thủ thuật tăng tốc Windows 10 không ảnh hưởng đến trải nghiệm

Windows 10 đem tới trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Thế nhưng nhiều người muốn tăng tốc độ của máy tính chạy windows 10 lại tiến hành tắt, lược bỏ hầu hết các tính năng hay ho của nó khiến trải nghiệm mất đi độ sướng rất nhiều. Dưới đây cũng là thủ thuật tăng tốc nhưng là thủ thuật tăng tốc Windows 10 không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà thủ thuật vn tổng hợp được. Nếu bạn muốn tăng tốc windows 10 mà vẫn muốn giữ nguyên trải nghiệm tốt nhất thì hãy theo dõi bài viết này của mình nhé.

1. Nâng cấp ổ cứng từ HDD thành SSD

Có 1 điều đáng buồn là máy tính windows 10 mà chạy ổ cứng HDD thường sẽ chậm hơn và dễ gặp lỗi full disk 100%. Nếu máy tính bạn vẫn còn chạy ổ HDD cách đơn giản nhất để tăng tốc windows 10 là nâng cấp ổ cứng lên SSD. Chỉ tốn tiền tí thôi nhưng tốc độ khác bọt lắm

2. Nâng cấp RAM cho máy tính

Windows 10 yêu cầu dung lượng RAM khá lớn bởi vậy với những máy có RAM dung lượng thấp tốc độ và trải nghiệm không thể nào cao được. Lúc này hãy mạnh dạn chi hầu bao nâng cấp RAM của máy tính của mình. Tốc độ windows 10 sẽ tăng đáng kể đó.

3. Tắt System Restore

System Restore là tính năng sẽ giúp người dùng có thể khôi phục lại máy tính ở tại một thời điểm cụ thể, tuy nhiên tính năng này thường chayj ngầm và chiếm tài nguyên của máy tính vì vậy không cần thiết chúng ta có thể tắt đi. Hư win thì cài lại các bạn ạ.

Để tắt System Restore trên Windows 10, các bạn nhấn chuột phải This PC => Properties 

Cửa sổ System hiện lên click chọn vào Advanced system settings

Cửa sổ System Properties hiện ra nhấn chọn tab System Protection, chọn ổ đĩa muốn tắt System Restore. Thông thường ổ C ở chế độ mặc định thì chế độ này đã được kích hoạt (Protection = On). Click vào Configure để thay đổi thiết lập

Nhấn chọn Disable system protection sau đó nhấn Apply => OK 

Chúng ta thấy trạng thái Protection ở ổ C đã chuyển sang Off tức là đã thành công tắt System Restore . Nhấn OK để tắt cửa sổ System Properties đi là xong

4. Tắt bớt các chương trình khởi động cùng Windows 

Nếu có quá nhiều phần mềm khởi động cùng Windows thì tốc độ của Windows cũng giảm đi đáng kể. Điều chúng ta cần làm là tắt tất cả những phần mềm ứng dụng không cần thiết khởi động cùng windows để tăng tốc. Cách làm như sau:

Click chuột phải vao thanh task bar chọn Task Manager


Chuyển sang tab Starup

Chọn phần mềm muốn tắt không cho khởi động cùng Windows rồi nhấn Disable.

5. Ưu tiên chế độ hoạt động theo hiệu suất

Để tùy chỉnh chế độ hoạt động theo hiệu suất chúng ta làm các bước như sau

Các bạn nhấn chuột phải This PC => Properties 

Cửa sổ System hiện lên click chọn vào Advanced system settings

Cửa sổ System Properties hiện ra nhấn chọn tab Advanced, phần Perfomance chọn Setting 

Cửa sổ Perfomance Options hiện ra. Chọn dòng Adjust for best perfomance  => Nhấn OK để lưu lại 


6. Vô hiệu hóa Window Search Indexing

Tính năng Search Indexing (lập chỉ mục tìm kiếm) tăng tốc độ tìm kiếm trong Windows 10. Tuy nhiên, nó thường xuyên chạy ngầm và ảnh hưởng đến tốc độ hệ thống. Nếu bạn ít sử dụng chức năng tìm kiếm trong các ổ đĩa thì hãy vô hiệu hóa tính năng này

Nhấp chuột phải vào thank Task bar > Task Manager

Chuyển sang tab Service

Chọn WSearch sau đó Click chuột vào Open Service

Trong cửa sổ Services tìm Windows Search và nhấp đúp vào nó .Ở cửa sổ mới, trong phần Startup type, chọn Disabled , chọn Stop => Sau đó nhấn nút OK để lưu các thay đổi của bạn.

7. Dọn sạch (các) ổ đĩa

Theo thời gian, máy tính của bạn sẽ tự sinh ra rất nhiều dữ liệu vô ích và chiếm không gian, có thể làm chậm các hoạt động tổng thể của hệ thống. Đó là lý do tại sao, bạn cần phải loại bỏ các file rác không cần thiết bằng cách sử dụng công cụ Disk Cleanup.

Để chạy Disk Cleanup nhằm giải phóng dung lượng trên hệ thống của bạn, hãy thực hiện các bước sau:

Click chuột phải vào ổ đĩa cần chạy Disk Cleanup và chọn Properties

Trong cửa sổ Properties hiện ra chuyển sang tab General và ở phần Capacity, nhấn vào nút Disk Cleanup.

Sau khi công cụ hoàn tất việc quét hệ thống, hãy chọn danh mục file bạn muốn xóa và nhấp vào OK để xóa chúng.


8. Chạy chương trình chống phân mảnh (các) ổ đĩa

Sau thời gian dài hoạt động ổ đĩa cứng của chúng ta sẽ dễ bị phân mảnh, từ đó việc Windows nạp dữ liệu từ ổ cứng sẽ lâu hơn ảnh hưởng đến hiệu suất của máy. Lúc này việc bạn cần làm là chống phân mảnh ổ đĩa bằng công cụ có sẵn Optimize Drives  của windows hoặc công cụ chuyên nghiệp. 

Để chống phân mảnh ổ cứng trên Windows 10 bằng chức năng Optimize Drives chúng ta làm như sau 

Bước 1: Đầu tiên bạn cần nhấn chuột phải vào ổ đĩa bất kỳ rồi chọn Properties.


Sau đó nhấn vào tab Tools chọn Optimize còn với Windows 7, 8, 8.1 bạn chọn Defragment now trong phần Defragmentation.


Bước 2: Để biết được ổ đĩa cứng hiện tại có bị phân mảnh hay không, bạn hãy nhấn từng ổ đĩa và chọnAnalyze  để Windows tiến hành tự động kiểm tra. 


Sau khi check ổ đĩa xong chọn Optimize để chống phân mảnh ổ đĩa với Windows 10 Defragment disk với phiên bản Windows cũ hơn để khởi động chức năng chống phân mảnh.


Quá trình chống phân mảnh tối ưu ổ cứng bắt đầu. Bạn có thể thu nhỏ cửa sổ để làm việc khác.

9. Set thêm RAM ảo

Việc để Window tự set Ram ở chế độ Automatically (tự động) cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến máy tính windows 10 của bạn bị chậm. Vì vậy thay vì để chế độ tự động Automatically thì bạn nên Set cứng dung lượng RAM ảo. Cách thực hiện như sau:

Click chuột phải vào biểu tượng This PC ngoài màn hình => Chọn Properties

Tại cửa sổ System chọn Advanced system settings

Cửa sổ System Properties hiện lên các bạn chọn tab Advanced rồi nhấn vào nút Settings trong phần Performance

Tại cửa sổ Performance Options chọn vào Change

Cửa sổ cài đặt RAM ảo Virtual Memory hiện ra, bạn bỏ tích dòng Automatically manage paging file size for all drives sau đó chọn ổ cài đặt hệ điều hành (thường là ổ C) rồi nhấn dung lượng RAM Ảo muốn cài đặt vào 2 ô Initial sizeMaximum size . Với ô Initial chúng ta điền dung lượng 1 nửa ram và ô Maximum size đúng bằng dung lượng RAM chúng ta có. Ví dụ ở đây ram của mình là 8GB nên sẽ đặt là 4096 và 8192. Sau đó nhấn nút Set

Nhấn xong chúng ta sẽ thấy ổ C hiện dung lượng Paging File Size là 4096 - 8192 .Nhấn Ok để lưu lại cài đặt



Bấm OK lần nữa và khởi động lại máy để có hiệu lực.

Trên đây là  9 thủ thuật tăng tốc Windows 10 không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Nếu thấy Windows 10 của mình hơi chậm các bạn hãy áp dụng nó nhé.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?