Effects trong trình chỉnh sửa video Premiere Pro có hàng triệu loại khác nhau. Hãy cùng mình tìm hiểu cách sử dụng Effects trong phần mềm Adobe Premiere Pro tại bài viết dưới đây của thủ thuật vn nhé.
I. Hiệu ứng chính Effects trong Adobe Premiere Pro.
Effects là một nhóm hiệu ứng được bổ sung cho bất kỳ file media nào bạn muốn đưa vào dự án. Ngay cả khi mới sử dụng Adobe Premiere Pro, bạn cũng có thể dùng chúng. Khi thay đổi bất kỳ tham số cơ bản trong clip tức là bạn đang áp dụng hiệu ứng cho tác phẩm trong dự án.
Hiệu ứng cửa Premiere Pro được chia thành 2 mục chính: Fixed effects và Standard effects. Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về 2 mục này các bạn nhé.
II. Fixed Effects trong Premiere.
Các hiệu ứng được cố định dựa trên clip và đi cùng với tất cả mọi phương tiện có trong Premiere theo mặc định. Để thay đổi chúng, bạn hãy nhấp đúp chuột vào clip hoặc một nơi bất kỳ trong file media.
Bảng Effect Controls các bạn nên nhóm vào cùng một cửa sổ như Source Monitor, click vào nó để kiểm tra tất cả.
Giao diện mới được hiển thị, ddaay là khu vực dành cho các hiệu ứng có thể áp dụng cho mọi loại file hình ảnh. Bạn sẽ thấy các tùy chọn như position, scale, opacity tại đây. Mọi thứ đều có thể thay đổi, điều chỉnh thông số và tạo keyframe. Bạn cũng có thể thiết lập lại hiệu ứng bất kỳ về các giá trị mặc định của chúng bằng cách nhấn vào nút Reset Parameter tương ứng.
Cách sử dụng hiệu ứng cố định trong Premiere.
Các hiệu ứng cố định bao gồm hầu hết những nhân tố cơ bản, bạn cần sử dụng chúng hàng ngày khi chỉnh sửa. Nếu muốn chỉnh sửa tỷ lệ cho phù hợp với clip, bạn nên đặt tên một mẫu để từ nay đây là nơi để bạn thực hiện việc đó.
Click và kéo tham số Scale cho tới khi bạn tìm được giá trị mong muốn. Bạn có thể nhìn thấy sự khác biệt trong lúc phát nó tại bảng Program Monitor.
Để đặt hiệu ứng động thay đổi theo thời gian, bạn nhấn vào icon đồng hồ để thiết lập keyframe đầu tiên.
Tiếp đó, bạn di chuyển playhead để điều chỉnh lại tỷ lệ. Thao tác này sẽ tự động tạo keyframe thứ hai. Ảnh sẽ to hơn hoặc thu nhỏ lại khi bạn dịch chuyển từ keyframe này sang keyframe khác.
Bạn có thể tạo keyframe bất kỳ hiệu ứng nào trong Premiere - Fixed hoặc Standard. Cả 2 quá trình đều giống nhau. Click chuột phải vào một keyframe sẽ xuất hiện một menu ngữ cảnh với tất cả các lựa chọn Bezier curve và Ease-In/Ease-Out. Chúng cho phép bạn chuyển dịch giữa các giá trị với tốc độ nhẹ nhàng hoặc tự nhiên, mô phỏng chuyển động hoặc thay đổi thực tế hơn.
III. Standard Effects trong Premiere.
Các hiệu ứng chuẩn giúp người dùng giải quyết các nhu cầu cụ thể hơn, chuyên sâu hơn về các công cụ sửa đổi clip chung. Bạn sẽ tìm thấy những lựa chọn hiệu ứng chuẩn có trong bảng Effects. Hầu hết, tên các danh mục hiệu ứng trong Adobe Premiere Pro đều dễ hiểu.
Ví dụ, Keying được sử dụng khi bạn muốn lọc màu xanh lá cây hoặc thay bầu trời. Adjust, Color Correction, Image Control có các công cụ hỗ trợ điều chỉnh những khía cạnh khác nhau về giá trị độ sáng và độ chói cho hình ảnh. Hiệu ứng Generate giúp bổ sung thêm nhân tố vào video như lóe sáng hay tia chớp. Một vài hiệu ứng trong số chúng còn có thể biến đổi hoàn toàn khung hình thành khung kẻ ô hoặc gradient hình thang.
Để thử một hiệu ứng bất kỳ bạn hãy chọn clip. Từ bảng Effects, bạn có thể click đúp chuột vào một hiệu ứng mà bạn muốn dùng hoặc kéo thả nó trực tiếp vào khung hình hay bảng Effect Controls.
Cách kết hợp các hiệu ứng Standard.
Hiệu ứng Distort mang tên Twirl thuộc kiểu tĩnh và khá nhàm chán. Khi được keyframe và đưa vào chuyển động, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy một hiệu ứng cơn lốc tuyệt vời hiện trên màn hình.
Tuy nhiên, trước khi tiếp tục, bạn cần lưu ý một điều trong khi kết hợp các hiệu ứng trong Premiere. Khi bạn thực hiện chỉnh sửa một vài hiệu ứng trong clip, thứ tự ngăn xếp trong bảng Effect Control có thể sẽ ảnh hưởng đến cách mà các hiệu ứng kết hợp với nhau.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn, mình sẽ thực hiện ẩn hiệu ứng Twirl trong một phút, chỉ hiện hiệu ứng thứ hai, Offset trên ngăn của nó. Bạn cũng có thể làm điều tương tự bằng cách nhấn chọn nút FX ngay bên cạnh nó. Như bạn thấy, Offset sẽ dịch chuyển tâm khung hình lên xuống hoặc từ bên này sang bên kia.
Khi di chuyển Offset lên trên Twirl, bạn sẽ thấy điều thú vị xảy ra. Bây giờ, vòng ngoài Offset của ảnh đang được xoay cùng chiều với phần còn lại của khung hình.
Vì Twirl được áp dụng sau, mọi thứ trước đó đều đã đưa vào clip. Ghi nhớ điều này giúp bạn có thể truyền cảm hứng sáng tạo trong việc kết hợp các hiệu ứng.
IV. Sao chép và dán hiệu ứng trong Premiere.
Bạn chỉ cần vào Effects Control của một clip và sao chép (copy) hiệu ứng mà bạn muốn rồi dán trực tiếp vào clip khác.
Một cách khác nhanh hơn là bạn lấy chúng từ Timeline bằng cách copy chính clip đó. Cách này mang lại hiệu quả đặc biệt khi bạn muốn áp dụng lớp màu Lumetri vào nhiều clip mà không làm ảnh hưởng đến các hiệu ứng khác trong video.
Để bắt đầu, bạn chọn clip kèm hiệu ứng bạn muốn và nhấn tổ hợp Ctrl+C.
Tiếp đó, tìm clip nhận. Click chuột phải vào và chọn mục Paste Attributes. Tùy chọn Remove Attributes ở ngay phía dưới cho phép người dùng loại bỏ hiệu ứng chính xác theo cùng một cách.
Cửa sổ mới hiển thị cho phép bạn chọn những hiệu ứng mà bạn muốn sao chép.
Ở mục Effect Controls của clip nhận, bạn sẽ thấy hiệu ứng cùng với cùng tham số đã sao chép.
Lời kết.
Trên đây mình đã hướng dẫn các bạn cách dùng Effects trong phần mềm chỉnh sửa video/clip Adobe Premiere Pro. Hi vọng bài viết hữu ích cho các bạn trong công việc hoặc áp dụng trong thực tế. Chúc các bạn thành công.