Hướng dẫn chia ổ cứng bằng Minitool Partition Wizard

Trước khi bạn bắt đầu quá trình chia ổ cứng bằng MiniTool Partition Wizard, bạn cần lưu ý các điều sau đây:

  • Bộ nhớ RAM tối thiểu 1GB: Đảm bảo rằng máy tính của bạn có ít nhất 1GB bộ nhớ RAM để đảm bảo hiệu suất và ổn định trong quá trình chia ổ cứng.
  • Dung lượng trống đĩa cứng: Đối với việc chia ổ cứng, cần có đủ không gian trống để tạo ra các phân vùng mới, tối thiểu 200MB.
  • Yêu cầu về CPU: MiniTool Partition Wizard yêu cầu máy tính của bạn có CPU tối thiểu là Intel Dual Core.
  • Hỗ trợ hệ điều hành: MiniTool Partition Wizard có thể được sử dụng trên các phiên bản hệ điều hành từ Windows XP, Vista,... Vì vậy hãy đảm bảo rằng hệ điều hành của bạn đáp ứng được yêu cầu này.

Với những lưu ý trên, có thể sẽ giúp bạn phân chia ổ cứng bằng MiniTool Partition Wizard một cách thuận lợi và an toàn.

Hướng dẫn chia ổ cứng bằng Minitool Partition Wizard

Để chia ổ cứng bằng MiniTool Partition Wizard, Các bạn hãy làm theo các bước sau:

Bước 1: Bạn hãy nhấp chuột phải vào ổ đĩa D và chọn Move/Resize.


Bước 2: Trong cửa sổ Move/Resize xuất hiện, bạn kéo nhỏ phần bên phải của ổ đĩa D. Hoặc bạn có thể nhập số vào Unallocated Space After. Với mục đích là tạo vùng trống phía bên phải ổ đĩa D của bạn. Sau đó nhấn OK để hoàn tất thao tác ở hộp thoại này nhé!


Bước 3: Một vùng trống sẽ được tạo ra bên phải của ổ đĩa D như hình ảnh minh họa bên dưới. 


Bước 4: Bạn sẽ tiếp tục chọn ổ đĩa E và thực hiện thao tác chuột phải và chọn Move/Resize.


Bước 5: Bạn tiến hành kéo phía bên trái của ổ đĩa E để lấy hết phần trống từ ổ đĩa F. Sau đó là chọn OK.


Bước 6: Nhấn Apply Changes sau khi bạn thấy các trạng thái chia ổ đĩa đã hoàn tất như mong muốn. Ngoài ra, các hộp thoại sẽ tiếp tục xuất hiện, bạn chỉ cần nhấn Yes thôi nhé! 


Bước 7: Và sau khi bạn đã nhấn Yes, chương trình sẽ chạy các tác vụ để chia lại các phân vùng. Sau đó, bạn chỉ cần nhấn OK khi chương trình chạy hoàn tất.

Bước 8: Cuối cùng, bạn hãy đợi hệ thống chia ổ cứng là bạn đã thực hiện xong nhé!

Thêm đó, để đổi tên phân vùng bạn cần nhấp chuột phải vào phân vùng đó. Sau đó hãy chọn Label, nhập tên mới và nhấn OK. Và để áp dụng tên mới, bạn cần chọn Apply nhé!

Có nên chia ổ cứng trên máy tính không?

Việc phân chia ổ cứng trên máy tính đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng. Việc này không chỉ đơn giản là tạo ra các phân vùng mới mà còn liên quan đến dữ liệu. Cùng với đó là bảo đảm tính ổn định của hệ thống.

Bạn cần hiểu rõ về quy trình chia và quản lý phân vùng ổ cứng. Đồng thời cần có kiến thức và kỹ năng cần thiết để tránh gây ra những vấn đề nghiêm trọng như mất dữ liệu.

Do đó, chỉ khi nắm vững các kiến thức và kỹ năng cần thiết về việc chia ổ cứng. Bạn mới nên tiến hành chia ổ cứng trên máy tính nhé!

Một số phần mềm hỗ trợ chia ổ cứng phổ biến

Trên thị trường hiện nay, có nhiều phần mềm hỗ trợ chia ổ cứng mà bạn có thể lựa chọn. Dưới đây là một số phần mềm phổ biến và được đánh giá cao.

  • EaseUS Partition Master: Đây là một trong những phần mềm phân vùng ổ cứng hàng đầu. Sản phẩm cung cấp nhiều tính năng như chia, gộp, di chuyển, thay đổi kích thước phân vùng.
  • Acronis Disk Director: Được thiết kế để quản lý ổ cứng một cách chuyên nghiệp. Acronis Disk Director cung cấp các công cụ mạnh mẽ để chia, gộp, sao chép và phục hồi phân vùng.


  • GParted: Đây là một phần mềm mã nguồn mở miễn phí. Cung cấp các công cụ linh hoạt để quản lý phân vùng ổ cứng.
  • AOMEI Partition Assistant: AOMEI Partition Assistant cho phép người dùng thực hiện các thao tác như chia, gộp, di chuyển và sao chép phân vùng.
  • Paragon Partition Manager: Với giao diện thân thiện và các tính năng đa dạng. Paragon Partition Manager là một lựa chọn tốt cho việc quản lý ổ cứng và phân vùng trên máy tính.

Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể, bạn có thể lựa chọn phần mềm phù hợp nhất để thực hiện quản lý ổ cứng.

Kết luận

Chia ổ cứng bằng Minitool Partition Wizard là một cách tối ưu để quản lý không gian ổ cứng trên máy tính của bạn. Hy vọng những hướng dẫn từ thuthuat.vn sẽ giúp bạn chia ổ cứng một cách đơn giản và chính xác nhé!  Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của mình.

Tham khảo thêm

Bình luận