Mã lỗi 0x800F081F cũng là một trong số những ỗi có thể xảy ra trên Windows 10. Mặc dù Microsoft đã thường xuyên có những cải tiến đáng kể trong vài năm qua đối với con cưng win 10 của mình nhưng nó vẫn xuất hiện các mã lỗi (mặc dù không xuất hiện thường xuyên). Trong bài viết này thủ thuật vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu mã lỗi 0x800F081F là gì nguyên nhân và cách để thể giải quyết lỗi 0x800F081F này nhé!
Nguyên nhân ra mã lỗi 0x800F081F?
Mã lỗi 0x800F081F là một trong bốn mã lỗi phổ biến xảy ra trên windows 10 tất cả đều hướng đến cùng một vấn đề cơ bản. Ba mã còn lại lần lượt là 0x800F0906, 0x800F0907 và 0x800F0922. Các lỗi này đều liên quan đến tệp nguồn .NET .
Sự cố không tương thích của Microsoft .NET Framework 3.5 cũng là 1 trong các nguyên nhân gây ra các mã lỗi này. Thông thường, lỗi 0x800F081F chỉ xảy ra khi .NET Framework được kích hoạt bằng trình hướng dẫn cài đặt, công cụ Deployment Image Servicing and Management (DISM) hoặc các lệnh trong cửa sổ dòng lệnh Windows PowerShell.
0x800F081F và các mã lỗi trên thường xuất hiện trên những phiên bản windows có Microsoft .NET Framework 3.5 không được bật theo mặc định. Cách phiên bản windows đó là: Windows 10, Windows Server 2016, Windows Server 1709, Windows 8.1, Windows Server 2012 R2, Windows 8 và Windows Server 2012.
Khi bật tính năng này, Windows Update sẽ cố gắng lấy các tệp nhị phân .NET cùng với các tệp cần thiết khác. Nếu máy tính không được cấu hình đúng, bạn có thể thấy các mã.
- 0x800F081F: Mã này có nghĩa Windows không thể tìm thấy tệp nguồn .NET để cài đặt.
- 0x800F0906: Windows không thể tải xuống tệp nguồn .NET, không thể kết nối với Internet hoặc không thể cài đặt dịch vụ hoặc tính năng.
- 0x800F0907: Cài đặt công cụ DISM không thành công hoặc cài đặt mạng đã ngăn Windows kết nối với web.
- 0x800F0922: Không xử lý được trình cài đặt nâng cao .NET hoặc lệnh chung.
Cách sửa các mã lỗi trên Windows 10
Về cơ bản cách sửa 0x800F081F, 0x800F0906, 0x800F0907 đều giống nhau và có hai cách để thực hiện. Đối với mã lỗi 0x800F0922 thì cần chuyển đến phương pháp hai.
Cài đặt cấu hình Group Policy Editor
Việc đặt cấu hình Group Policy Editor có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng kích hoạt cài đặt của Windows.
Bước 1: Để bắt đầu việc này các bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để kích hoạt hộp thoại Run. Tiếp theo, nhập gpedit.msc vào ô trống và nhấn Enter.
Bước 2: Cửa sổ Group Policy Editor được hiển thị, bạn điều hướng như sau Computer Configuration => Administrative Templates => System.
Bước 3: Quan sát khung bên phải tiến hành kích đúp chuột vào mục Specify settings for optional component installation and component repair.
Trong hộp thoại mới hiển thị, kích tùy chọn Enabled => OK, sau đó đóng hộp thoại Group Policy Editor và khởi động lại hệ thống.
Kích hoạt .NET Framework bằng lệnh DISM
Lưu ý: Đây sẽ là cách duy nhất để khắc phục mã lỗi 0x800F0922.
Sử dụng DISM để kích hoạt .NET Framework chính là cách thứ 2 để sửa lỗi 0x800F081F.
Trước khi sử dụng lệnh DISM để kích hoạt .NET Framework bạn phải chuẩn bị file ISO Windows 10. và phiên bản file ISO đó phải khớp với hệ điều hành hiện tại của bạn.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Để bắt đầu, các bạn cần nạp file ISO vào ổ đĩa ảo của hệ thống. Mở File Explorer và kích đúp vào file ISO Windows 10 hoặc kích chuột phải vào file ISO => Mount.
- Nếu thành công, file ISO hiển thị trong ổ đĩa ảo ở khung bên phải của File Explorer, bạn hãy ghi lại ký tự của ổ đĩa ảo.
- Nếu không hiện Mount các bạn cần Mount bằng lệnh trên Windows PowerShell quyền admin bằng lệnh sau:
Mount-DiskImage -ImagePath “C:\FILE.ISO”
(Thay đổi C:\FILE.ISO bằng đường dẫn đến file iso của bạn).
Ví dụ ở đây mình có file iso windows 10 ở ổ E với đường dẫn E:\WIN\WINGOCMICROSOFT\win moi nhat thang 8 2018\Windows.iso thì dùng lệnh sau:
Mount-DiskImage -ImagePath "E:\WIN\WINGOCMICROSOFT\win moi nhat thang 8 2018\Windows.iso"
Kết quả
Sau khi file ISO được nạp vào ổ ảo thành công sẽ có dạng như sau:
Bước 2: Nhấn WIndows + S gõ vào PowerShell sau đó click chuột phải vào Windows PowerShell và chọn Run as administrator.
Trong cửa sổ dòng lệnh hiển thị, nhập vào lệnh dưới đây và kết thúc bằng phím Enter.
dism /online /enable-feature /featurename:NetFx3 /All /Source:[Drive]:\sources\sxs /LimitAccess
Trong đó bạn cần thay thế [Drive] bằng ký tự ổ đĩa ảo mà bạn đã ghi chú trước đó và đảm bảo để lại khoảng trống ở những vị trí chính xác. Khi bạn đã sẵn sàng, hãy nhấn Enter.
Cài đặt lại Microsoft .NET Framework 3.5
Sau khi đã thực hiện theo hướng dẫn ở trên xong vẫn không sửa được lỗi trên thì đã đến lúc bạn cần cài đặt .NET Framework 3.5 và xem mã lỗi 0x800F081F (hoặc một trong các mã lỗi liên quan) còn xuất hiện nữa hay không.
Các bạn có thể xem hướng dẫn cài đặt chi tiết ở đây:
Hướng dẫn cài đặt .NET Framework 3.5
Ngoài các giải pháp trên, các bạn cũng có thể thử trình khắc phục sự cố Troubleshooting tích hợp của Windows 10. Truy cập menu Start => Settings => Update and Security => Troubleshoot. Công cụ này của windows 10 về cơ bản có thể khắc phục hầu hết các vấn đề gặp phải trên win.
Lời kết.
Hi vọng các cách sửa mã lỗi 0x800F081F trên Windows 10 ở trên sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc các bạn thành công.