Ngày 24 tháng 6, Microsoft chính thức công bố bản Windows 11. Microsoft cho biết, họ dự kiến bắt đầu xuất xưởng những chiếc PC chạy hệ điều hành Windows 11 mới vào mùa thu năm nay. Người dùng đang sử dụng hệ Windows 10 thì sẽ được nâng cấp miễn phí lên bản Windows 11 cùng thời điểm đó. Tuy nhiên, không phải tất cả người dùng được cung cấp bản cập nhật ngay lập tức, quá trình này sẽ kéo dài từ cuối năm nay đến năm 2022.
Việc nâng cấp lên bản Windows 11 sẽ là tùy chọn, có nghĩa là người dùng Windows 10 sẽ tiếp tục sử dụng Windows 10 cho đến khi nó bị ngừng hỗ trợ vào năm 2025. Nếu bạn chưa nắm được những tính năng mới của Windows 11 thì hãy theo dõi bài viết này nhé.
I. Giới thiêu về Windows 11
Windows 11 giống như một phiên bản lột xác, thay đổi hoàn toàn từ âm thanh khởi động đến các biểu tượng ứng dụng mới. Microsoft cho biết Windows 11 nhanh hơn rất nhiều so với các phiên bản tiền nhiệm.
Tính năng "đánh thức" máy tính khỏi chế độ ngủ được cải thiện, các bản cập nhật Win nhỏ hơn đến 40% và diễn ra trong chế độ nền, các trình duyệt cũng có tốc độ truy cập nhanh hơn trên hệ điều hành mới này.
Microsoft nhận định rằng đây sẽ là bản Windows an toàn nhất.
II. Dưới đây là các tính năng mới của Windows 11.
1. Start Menu
Bản Windows 11 đi kèm với trải nghiệm Start Menu và Taskbar hoàn toàn mới (Xem anh minh họa bên dưới)
Các ô vuông live tile được thay thế bằng các biểu tượng, tương tự như dòng Android và iOS. Người dùng có thể di chuyển Menu Start về bên trái và tùy chọn màu nhấn (accent color) để tùy chỉnh giao diện và các chức năng của hệ điều hành.
2. Windows Widgets.
Microsoft giới thiệu các widget được hỗ trợ bởi AI, cung cấp những tin tức, dự báo thời tiết và nội dung mà người dùng yêu thích ngay trên màn hình. Biểu tượng widget nằm trong thanh tác vụ, chỉ cần nhấp chuột vào là có thể xem thông tin.
3. Windows Store mới.
Microsoft Store được thiết lập lại từ đầu để cải thiện tốc độ, mang tới một cửa hàng ứng dụng mới cho Windows 10 và Windows 11. Người dùng thao tác dễ dàng khám phá và cài đặt các ứng dụng, trò chơi, xem video/phim yêu thích và hơn thế nữa.
Hiện nay, Tab phát trực tuyến tích hợp nhiều dịch vụ phát trực tuyến hơn, cho phép người dùng truyền tải nội dung từ thiết bị sang TV của mình.
Danh sách ứng dụng cũng được mở rộng, cho phép App Win 32, UWP hay PWA và các ứng dụng khác. Nhà phát triển có thể dùng engine riêng của mình và đảm bảo giữ 100% doanh thu (nếu có).
Một số ứng dụng dành cho máy tính để bàn, bao gồm Adobe Creative Cloud, TikTok, Microsoft Teams, Notepad và Paint sẽ hiện diện trên Store.
4. App Android trên Windows.
Thông báo thú vị nhất là Windows 11 có khả năng hỗ trợ các ứng dụng Android.
Sử dụng công nghệ Intel, Windows 11 cho phép người dùng sử dụng các ứng dụng Android trên máy tính. Chúng được tích hợp sẵn trong Microsoft Store thông qua Amazon App Store.
Các ứng dụng Android nằm trong thanh tác vụ tương tự như những ứng dụng khác và người dùng có thể dễ dàng kéo cửa sổ app xung quanh màn hình.
5. Windows Clipboard.
Microsoft thiết lập lại bảng điều khiển Windows Clipboard, có thể bổ sung thêm GIF và biểu tượng cảm xúc vào ứng dụng. Thay vì tìm kiếm ảnh GIF, biểu tượng cảm xúc trực tuyến, người dùng có thể nhấn tổ hợp phím Win+V để khởi chạy trình quản lý Clipboard và chọn hoặc tìm kiếm tài liệu qua thanh tìm kiếm trong Menu (Hình minh họa bên trên).
Windows Clipboard có một tính năng mới được gọi là “dán dưới dạng văn bản thuần túy”. Như đã biết, hiện nay, Windows 10 vẫn giữ nguyên định dạng của nội dung văn bản (text) khi nó được sao chép từ mail hoặc một trang web. Nếu dán nội dung vào một ứng dụng khác như Word, bạn sẽ thấy định dạng bị lệch.
Trong bản Windows 11, người dùng có thể mở cửa sổ Clipboard Menu (Windows + V) và dán nội dung dưới dạng văn bản thuần túy có thể loại bỏ tất cả mọi định dạng không mong muốn.
6. Bàn phím ảo mới.
Cuối cùng, Microsoft thiết kế lại bàn phím ảo trên Windows. Giờ đây, người dùng có thể chuyển đổi giữa nhiều bố cục bàn phím. Khi không dock, Windows cho phép người dùng chuyển sang bố cục bàn phím nhỏ giúp thao tác linh hoạt hơn.
Ngoài ra, bàn phím ảo xuất hiện một vùng ở ngay phía trên giúp bạn di chuyển bàn phím dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Microsoft làm mới bố cục cũng như tạo một Menu cài đặt mới, cải thiện độ rõ ràng cho những công cụ quan trọng.
Kể từ bản Windows 8, bàn phím ảo trở thành một phần quan trọng của hệ điều hành, tuy nhiên nó chưa bao giờ nhận được các tùy chọn tùy chỉnh bổ sung. Do đó, Windows 11 giúp người dùng có một trải nghiệm với bàn phím ảo tốt hơn, trong đó có hỗ trợ hình nền cho bàn phím ảo.
Trong ổ C:\Windows\Web\touchkeyboard, bạn sẽ thấy có tám hình nền mới cho bàn phím với chế độ sáng và tối.
Người dùng có thể tìm kiếm màu sắc và kích thước bàn phím trong mục Windows Settings.
7. Cải thiện trải nghiệm trên thiết bị cảm ứng.
Windows 11 có thể xử lý tốt về chuột, bàn phím và cảm ứng. Khi dùng chế độ cảm ứng, toàn bộ biểu tượng trên thanh tác vụ sẽ tự động giãn ra nhằm tạo thêm khoảng trống giúp thao tác chạm dễ dàng hơn.
Có một bàn phím cảm ứng sẽ tương tự như bàn phím trên điện thoại di động. Bạn có thể dùng ngón tay vuốt để nhập ký tự và sử dụng phím cách làm bàn di chuột.
Đồng thời, bạn hoàn toàn có thể nhập liệu bằng giọng nói nếu lười gõ. Tính năng này được cải tiến rất nhiều bởi nó có thể tự động ngắt câu và chấp nhận lệnh thoại.
8. Task View và desktop.
Với bản Windows 11, Microsoft thiết kế màn hình Task View với các quyền mới cho Desktop ảo.
Theo mặc định, Taskbar có nút Task View giúp người dùng xem toàn bộ các ứng dụng, các chương trình đang chạy trên Desktop. Với Windows 11, người dùng hoàn toàn có thể đổi tên, sắp xếp lại và tùy chỉnh nền cho từng Desktop ảo.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng một Desktop ảo cho công việc và thêm cái khác cho cá nhân như phát trực tuyến. Bạn được phép tạo nhiều Desktop ảo theo ý muốn.
Khi tạo Desktop ảo thành công, bạn có thể thay đổi nền cho desktop ảo. Để thay đổi nền, bạn hãy mở ứng dụng rồi vào mục Settings => Personalization => Background. Ở giao diện tiếp theo, nhấn chuột trái vào nền và thay đổi nền cho Desktop ảo đang hoạt động. Ngau sau đó bạn sẽ thấy nền trong thumbnail xem trước trong trình Task View.
9. Cải thiện đa nhiệm.
Microsoft giới thiệu các tính năng đa nhiệm mới của bản Windows 11, bao gồm một bố cục đa nhiệm được thiết kế thông minh, cho phép người dùng nhanh chóng chuyển sang phần cửa sổ muốn mở.
Windows 11 sẽ tự động ghi nhớ vị trí mà bạn đặt các cửa sổ để hỗ trợ nhanh chóng việc tìm và chuyển sang chúng. Nút xem Task này nằm ngay cạnh Widget trên thanh Taskbar.
Khi bạn sử dụng laptop và Desktop cùng một lúc thì lúc chuyển sang laptop, Windows sẽ ghi nhớ vị trí các cửa sổ và ngay lập tức trả chúng về đúng vị trí mà bạn đang dùng. Tính năng này hoạt động tương tự trong trường hợp bạn dùng nhiều màn hình và kết nối lại với màn hình đã dùng trước đó.
10. Task Manager được tích hợp Microsoft Edge.
Task Manager là một công cụ để phân tích hiệu suất làm việc của trình duyệt web như Edge và Chrome. Ngay bây giờ, khi bạn mở thanh Task Manager và Microsoft Edge hoặc bất kỳ trình duyệt nào khác đang chạy, thậm chí là chạy ngầm trong nền, bạn sẽ thấy hiển thị một danh sách dài các quy trình “Edge” có cùng tên.
Hiện tại, việc xác định tab tốn nhiều tài nguyên bằng Task Manager là không thể. Do đó, khả năng cao là người dùng sẽ phải đóng hết các trình duyệt khi kết thúc quy trình của một tab hoặc tiện ích mở rộng nhất định.
Windows 11 mang lại lợi thế lớn cho Microsoft Edge so với các trình duyệt khác, vì “quy trình” này được tổ chức hợp lý trong quản lý Task Manager. Mỗi tab và các quy trình khác được đặt tên và sắp xếp theo các danh mục khác nhau giúp người dùng nắm bắt được tính năng trình duyệt nào đang chiếm nhiều tài nguyên nhất.
Hiện tại, Task Manager hỗ trợ các phân loại trình duyệt sau:
- Tabs.
- Brower, GPU Process, Crashpad.
- Các plugin tiện ích.
- Dedicated & Service.
Mỗi quy trình sẽ có một biểu tượng nhất định hoặc biểu tượng yêu thích riêng giúp người dùng xác định các tab/trang web đang mở, bao gồm các biểu tượng yêu thích cho trang web.
11. Eco mode trong Task Manager.
Windows 11 sẽ đi kèm với “Eco Mode” mới trong Task Manager giúp cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát tối ưu hơn đối với các quy trình đang chạy. Trong công cụ Task Manager mới, bạn có thể nhấn chuột phải vào một ứng dụng và chọn “Eco mode” để ngăn chặn hay dừng quá trình tiêu tốn tài nguyên, giúp tiết kiệm năng lượng cho web.
Khi ứng dụng bị tạm dừng sử dụng Eco mode thì các ứng dụng khác sẽ nhận được sự ưu tiên của hệ thống tài nguyên. Điều này làm giảm mức sử dụng CPU, cải thiện hiệu suất tổng thể của hệ thống và cung cấp hiệu suất nhiệt tốt hơn cho máy tính.
Để bật Eco mode, các bạn thực hiện các bước sau:
Bước 1: Mở công cụ Task Manager => Processes.
Bước 2: Nhấn chuột phải vào một quá trình bất kỳ.
Bước 3: Nhấn chọn Eco mode trong Context menu.
12. Cài đặt phụ đề và máy ảnh.
Microsoft giới thiệu những cải tiến cho cài đặt phụ đề trong bản Windows 11. Bạn có thể tìm kiếm các quyền mới bằng cách chọn mục Settings => Ease of Access => Hearing => Captions.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm kiếm cài đặt webcam mới bằng cách truy cập vào Settings => Devices => Camera. Cài đặt mới cho phép bạn ấn định cấu hình webcam được kết nối với thiết bị, bao gồm một máy ảnh bên ngoài và tích hợp với laptop hoặc máy tính để bàn.
Từ đó, bạn có thể điều chỉnh độ sáng hoặc độ tương phản của webcam để cải thiện chất lượng hình ảnh. Trước đây, chỉ có thể tùy chỉnh webcam thông qua ứng dụng của bên thứ ba vì Windows không hỗ trợ tính năng này.
Khi sử dụng webcam cho các ứng dụng như Skype, Microsoft Teams,… bạn sẽ thấy một thông báo xuất hiện trong vùng thông báo.
13. Cải thiện trải nghiệm âm thanh Bluetooth.
Để hợp lý hóa trải nghiệm âm thanh qua Bluetooth và cung cấp khả năng kiểm soát tốt hơn, Microsoft bổ sung nhiều tính năng mới cho công cụ âm thanh Bluetooth.
Với phiên bản Windows 11, Microsoft thống nhất điểm âm thanh cuối cùng, nghĩa là bạn có thể chuyển đổi giữa loa và micro mà không cần thay đổi điểm cuối âm thanh theo cách thủ công thông thường. Windows 11 sẽ chỉ hiển thị một điểm cuối trên thanh Taskbar và nó sẽ tự động chuyển sang điểm cuối chính xác theo cách mặc định.
Điều này đảm bảo bạn có trải nghiệm liền mạch khi có sự chuyển đổi giữa các ứng dụng như Spotify và Microsoft Teams.
Microsoft cũng hỗ trợ codec AAC, cho phép chất lượng truyền phát âm thanh tốt hơn ở tai nghe Bluetooth như AirPods.
14. Cài đặt display mới.
Microsoft bổ sung thêm các quyền mới để hiển thị trang cài đặt của Windows. Ví dụ, có thêm tùy chọn “Content adaptive brightness control (CABC)” mới với mục đích tắt cải thiện chất lượng hình ảnh.
Như bạn đã biết, một số thiết bị có sử dụng công nghệ CABC giúp cải thiện hiệu suất pin, tuy nhiên, nó làm giảm chất lượng hình ảnh. Trên thực tế, nó còn dẫn đến những thay đổi về độ sáng và ảnh hưởng độ chuẩn của màu sắc.
Hiện, bạn có thể tắt CABC trong cài đặt hiển thị bằng cách vào Settings => System => Display.
Trong trang “Advanced display settings”, Microsoft đưa ra giấy chứng nhận HDR mới hướng dẫn người dùng về màn hình HDR. Trên trang này, các chứng nhận HDR sẽ hiển thị trên màn hình máy tính.
Ban đầu, tính năng này chỉ hoạt động với một vài kiểu máy như Dolby Vision và VESA DisplayHDR, vì vậy bạn có thể không thấy chứng nhận HDR sau khi đã cập nhật.
15. Cập nhật bố cục File Explorer.
Bố cục mặc định của File Explorer cổ điển được cập nhật với phần khoảng cách mới với mục đích cải thiện trải nghiệm màn hình ảo.
Nếu bạn thích bố cục cũ, Microsoft đã thêm tùy chọn mới “Use compact mode”, bạn có thể truy cập nó từ Folder View Options. Khi bật tính năng này, bố cục cổ điển sẽ được khôi phục và đương nhiên sẽ loại bỏ khoảng cách thừa.
Do chế độ máy tính bảng đã bị xóa nên UX cho giao diện hiện có đang được cập nhật nhằm giúp người dùng dễ dàng làm việc với các file/tệp/thư mục hơn khi sử dụng màn hình ảo.
Ngoài ra, Microsoft làm mới biểu tượng của các thư mục Desktop, Downloads, Documents và Pictures. Biểu tượng thư mục Recycle Bin cũng đã được cập nhật.
Microsoft thiết kế các góc bo tròn trong thư mụcExplorer. Ví dụ, khi nhấp chuột phải (Context menu), bạn sẽ thấy xuất hiện các góc bo tròn và hiệu ứng đổ bóng giống như Fluent Design.
Bên cạnh đó, Microsoft còn giới thiệu một tiêu đề mới cho File Explorer
16. Theo dõi tình trạng lưu trữ.
Windows 11 hiện có khả năng theo dõi tình trạng lưu trữ của ổ SSD NVMe và thông báo cho người dùng khi dữ liệu không may gặp rủi ro. Tính năng này được tìm thấy trong ứng dụng Settings.
Nếu ổ đĩa xảy ra bất kỳ vấn đề lạ, bạn sẽ được nhắc nhở bởi một thông báo sao lưu và khôi phục.
17. Công cụ Optimize Drives ngày càng tốt hơn.
Với bản Windows 11, một số tính năng cũ như “Optimize Drive” cũng được cải tiến nhỏ. Ví dụ, voeis một checkbox “Advanced View” mới thì sẽ hiển thị các volume bị ẩn của người dùng. Một checkbox mới khác “Current status” thì sẽ hiển thị thêm thông tin chi tiết khi khối lượng không có sẵn để tránh phân mảnh.
18. Biểu tượng cảm xúc mới.
Biểu tượng cảm xúc mới được thiết lập để hỗ trợ Emoji 12.1 và 13.0.
Microsoft đã thiết kế thêm hơn 200 glyphs mới. Là một phần trongbản cập nhật Windows, hệ điều hành hiện có thiết kế biểu tượng cảm xúc có phân biệt giới tính nam hoặc nữ.
Hiện nya, các biểu tượng cảm xúc đang được thay đổi hình ảnh nhằm cải thiện tính nhất quán trên các sản phẩm của Microsoft.
19. Phông chữ mới.
Microsoft cập nhật trên toàn hệ thống giao diện người dùng phông chữ mặc định Segoe. Do đó, bạn sẽ thấy các biểu tượng Segoe Fluent mới trong ứng dụng như Control Panel và Settings.
Công nghệ phông chữ mới này hỗ trợ người dùng trong việc đọc dễ dàng hơn với kích thước lớn/nhỏ.
20. Các cải tiến đối với Windows Sandbox.
Microsoft đã sử dụng công nghệ Windows 10X để cung cấp năng lượng cho cả Microsoft Defender Application Guard và Windows Sandbox. Với công nghệ này, thời gian khởi động của Windows Sandbox được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, hiện Windows Sandbox đã cập nhật trình duyệt Microsoft Edge mới dựa trên Chromium.
21. Bloatware đã được gỡ bỏ.
Bản Windows 11 sẽ loại bỏ những ứng dụng và bloatware không cần thiết.
Ví dụ, phần mềm 3D Viewer và Paint 3D sẽ không được cài đặt sẵn trên Windows nữa. Nếu muốn, bạn có thể tìm và cài các ứng dụng này trong Store.
Microsoft cũng gỡ bỏ Math Input Panel do số lượng người sử dụng khá ít. Tuy nhiên, nếu cần thì bạn vẫn có thể sử dụng nó thông qua việc tải và cài đặt “Math Recognizer” băng cách vào mục Settings => Apps => Apps & features.
22. Một số ứng dụng được cập nhật qua Store.
Hiện nya, các ứng dụng như MS Paint, Snipping Tool và Windows Notepad có thể được cập nhật thông qua Microsoft Store. Những ứng dụng này cũng có thể cập nhật bên ngoài các bản cập nhật Windows lớn. Microsoft làm mới các biểu tượng của ứng dụng. Tương tự như vậy, Paint được “quảng cáo” và chiếm vị trí riêng trong Start Menu và bên ngoài thư mục Windows Accessories.
Bản Windows được cập nhật vẫn giữ lại công cụ cắt kế thừa và có thể được cập nhật thông qua Microsoft Store.
23. Windows Tool.
“Windows Tool” mới được mở trong File Explorer với các liên kết các ứng dụng nâng cao, chẳng hạn như Windows Accessories và PowerShell.
Về cơ bản, những công cụ quản trị và hệ thống Organizing nằm ở trong thư mục Windows Tools. Bạn có thể truy cập thông qua thư mục này.
Tất nhiên, bạn cũng có thể tìm thấy PowerShell tại Windows Search. Microsoft đã tạo một vị trí riêng cho thư mục File Explorer trong Start menu.
Lời kết.
Trên đây là tổng hợp 23 tính năng mới chính thức của Windows 11 mà các bạn cần biết. Hiện tại mặc dùWin 11 chưa chính thức được nâng cấp thế nhưng bạn cũng nên nắm rõ những thay đổi của windows 11 trên để có thể sẵn sàng chuyển sang sử dụng. Chúc các bạn vui vẻ!