Bạn đang làm việc dở có việc chạy ra ngoài bạn muốn khi trở về làm việc máy vẫn luôn ở trạng thái khi bạn rời đi, mọi công việc phần mềm ứng dụng vẫn còn nguyên như cũ. Giải pháp là sử dụng Sleep và Hibernate. Cả 2 chức năng này của Window cơ bản giống nhau đều lưu lại trạng thái làm việc của máy tính thời điểm lựa chọn Sleep hay Hibernate nhưng mỗi chức năng có ưu nhược điểm riêng. Vậy khi nào thì dùng Sleep, khi nào thì dùng Hibernate chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Chế độ Hibernate trên Window.
Hibernate (hay còn gọi là ngủ đông) trên Windows là tính năng khá hữu ích khi bạn muốn rời máy tính thời gian khá dài mà vẫn muốn lưu lại trạng thái làm việc của máy. Mặc định tính năng hibernate sẽ bị ẩn đi. Tham khảo bài bật tắt Hibernate trên windows 10 để hiển thị nút hibernate.
Về mặt điện học Hibernate trái ngược với Sleep. Khi máy tính ở trạng thái Sleep vẫn sẽ cấp điện cho 1 số link kiện. Ngược lại với Hibernate không tốn điện giống như chúng ta shutdown máy tính vậy. Chúng ta hoàn toàn có thể ngắt nguồn điện khi chọn Hibernate
Khác biệt lớn nhất giữa Hibernate và Sleep đó là ngay trước khi máy tính bị tắt HĐH tiến hành chuyển dữ liệu từ Ram sang Ổ cứng. Những dữ liệu này lưu các phầm mềm đang hoạt động, các file dang mở, app đang chạy, những thiết lập của HĐH như hình nền, âm thanh ... Việc chuyển dữ liệu tránh cho việc khi ngắt điện dữ liệu lưu ở Ram sẽ biến mất. Đây chính là lý do giải thích cho việc chọn Hibernate máy tính sẽ cần thời gian để xử lý dữ liệu rồi mới đi vào ngủ đông.
Khi máy tính được bật trở lại windows sẽ tự nhận dạng lại các dữ liệu đã được lưu ở ổ cứng để thiết lập chế độ làm việc giống hệ như lúc hibernate.
Đối với OS X chúng ta không có lựa chọn Hibernate như trên Window mà nó xuất hiện dưới 2 dạng Safe Sleep và Standby Mode.
Ngoài Hibrernate windows còn chế độ Hybrid Sleep là sự kết hợp Hibernate và Sleep. Lúc này dữ liệu sẽ được lưu cả trên RAM và ổ cứng vì vậy khởi động lại máy cũng rất nhanh mà mất điện cũng không sao. Tuy nhiên chế độ Hybrid Sleep chỉ có trên máy để bàn Laptop không được Windows trang bị tính năng này.
Chế độ Sleep trên Win
Mặc định chế độ Sleep trên Windows được kích hoạt. Đối với máy tính xách tay hay laptop còn tiện hơn khi chỉ cần gập máy lại máy tính sẽ tự chuyển về chế độ sleep. Một số table gần đây cũng trang bị hẳn 1 nút Sleep riêng biệt nữa.
Chế độ Sleep được kích hoạt máy tính chuyển sang trạng thái ngủ tạm thời khi mà hầu hết các linh kiện PC đều bị ngừng cấp điện ngoại trừ RAM, ổ cứng và các cổng kết nối ( vẫn sạc cho thiết bị khác qua cổng USB).
Với chế độ Sleep Ram vẫn được cấp điện để lưu các thiết lập của HĐH, các phầm mềm đang mở ... Việc truy xuất dữ liệu từ RAM nhanh hơn rất nhiều nên ngay khi bật máy tính lên máy tính trở về trạng thái như lúc Sleep ngay lập tức. Chú ý là 1 số thiết bị ngoại vi có thể sẽ mất kết nối tạm thời nhưng sẽ kết nối lại ngay sau đó.
So sánh sự giống và khác nhau giữa Hibernate và Sleep
Hibernate | Sleep |
Điện được ngắt hoàn toàn khỏi các linh kiện, có thể ngắt nguồn điện | Điện vẫn còn ở 1 số link kiện RAM, HDD, SDD, USB port |
Dữ liệu trên RAM được chuyển sang HDD or SDD | Dữ liệu lưu trên RAM |
Không thể sạc cho thiết bị ngoại vi | Vẫn sạc được cho thiết bị ngoại vi |
Mất 1 khoảng thời gian trước khi Hibernate | Thời gian Sleep gần như ngay lập tức |
Thời gian khôi phục lâu hơn | Thời gian khôi phục nhanh hơn |
Sử dụng Sleep, Hibernate khi nào.
Vô cùng đơn giản tùy thuộc vào thời gian mà bạn muốn máy tính ngủ đông là dài hay ngắn và lựa chọn thời gian khôi phục máy tính nhanh hay chóng mà mà quyết định sử dụng Sleep hay Hibernate.
- Dùng sleep khi chúng ta muốn máy tính ngủ tạm thời và khôi phục 1 cách nhanh kinh khủng ví dụ như cất laptop để di chuyển từ nhà đến cơ quan, di chuyển giữa các phòng ban ... Cũng có thể xài Sleep khi rời máy tính đi ăn trưa hay đi họp ...
- Dùng Hibernate khi đi công tác dài ngày hay có việc đi xa, khi đó việc trở lại chờ máy tính khôi phục trạng thái trước ngủ đông không quá quan trọng nữa