Nếu bạn đang sử dụng Windows 10 hoặc windows 8.1 thì có lẽ lỗi full disk 100% không còn xa lạ gì cả. Mỗi khi thấy máy chậm như rùa bò mở Task manager để xem thì y như rằng thấy tab Disk luôn đỏ lòe đỏ loẹt với chỉ số 99% 100% hoặc luôn chiếm trên 90% . Có nhiều phần mềm chạy lỗi này xuất hiện còn đỡ có lúc chả có tiến trình nào chạy cả, CPU và RAM vẫn còn xanh hi vọng vậy mà Disk luôn Full Disk 100% mới khó chịu chớ. Vậy làm sao để khắc phục sửa lỗi Full Disk 100% trên Windows này hãy tham khảo bài viết dưới đây của thủ thuật vn nhé.
Các cách sửa lỗi Full Disk 100% trên Windows 10, windows 8.1
- Nâng cấp lên ổ SSD
- Set Ram ảo thủ công
- Xử lý Troubleshooting
- Tắt Maintenance
- Tắt Windows SmartScreen
- Tắt Service Superfetch
- Tắt Service Windows Search
- Tắt Disk Diagnostics: Configure execution level
- Chống phân mảnh ổ cứng
- Sử dụng các phần mềm dọn rác và sửa lỗi Registry
- Gỡ các phần mềm không cần thiết, tắt các phần mềm không cần dùng lúc Windows khởi động
- Windows Update
- Chạy CheckDisk
- Vô hiệu hóa Tips About Windows
- Thay đổi vị trí Pagefile
1. Nâng cấp HDD lên SSD
Nếu còn đang sử dụng ổ cứng HDD điều đầu tiên bạn nên làm là nâng cấp lên ổ SSD nếu có điều kiện. Việc nâng cấp lên ổ SSD không chỉ tăng tốc độ máy tính mà còn xử lý lỗi full disk 100% triệt để.
Hiện tại giá của ổ SSD cũng không quá cao vì vậy việc nâng cấp là cần thiết. Nếu thật sự không có điều kiện nâng cấp lên SSD thì hãy thử những cách dưới nhé
2. Set Ram ảo thủ công cho windows 10
Việc để Window tự set Ram ở chế độ Automatically (tự động) cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến máy tính bạn bị dính lỗi Full Disk 100%. Vì vậy thay vì để chế độ tự động Automatically thì bạn nên Set cứng dung lượng RAM ảo. Cách thực hiện như sau:
Click chuột phải vào biểu tượng This PC ngoài màn hình => Chọn Properties
Tại cửa sổ System chọn Advanced system settings
Cửa sổ System Properties hiện lên các bạn chọn tab Advanced rồi nhấn vào nút Settings trong phần Performance
Tại cửa sổ Performance Options chọn vào Change
Cửa sổ cài đặt RAM ảo Virtual Memory hiện ra, bạn bỏ tích dòng Automatically manage paging file size for all drives sau đó chọn ổ cài đặt hệ điều hành (thường là ổ C) rồi nhấn dung lượng RAM Ảo muốn cài đặt vào 2 ô Initial size và Maximum size . Với ô Initial chúng ta điền dung lượng 1 nửa ram và ô Maximum size đúng bằng dung lượng RAM chúng ta có. Ví dụ ở đây ram của mình là 8GB nên sẽ đặt là 4096 và 8192. Sau đó nhấn nút Set
Nhấn xong chúng ta sẽ thấy ổ C hiện dung lượng Paging File Size là 4096 - 8192 .Nhấn Ok để lưu lại cài đặt
Bấm OK lần nữa và khởi động lại máy để có hiệu lực.
3. Xử lý Troubleshooting
Các bạn nhấn tổ hợp phím Window + S gõ vào control rồi chọn Control Panel
Tại cửa sổ Control Panel, gõ Troubleshooting trên ô tìm kiếm và nhấn vào Troubleshooting.
Cửa sổ Troubleshooting hiện ra, kích đúp chuột vào System and Security:
Cửa sổ System and Security hiện ra, kích vào System Maintenance:
Nhấn Next:
Sau đó cứ để cho máy nó làm việc khi xuất hiện thông báo System Maintenance như hình thì nhấn vào mục Try troubleshooting as an administrator:
Sau đó ngồi đợi, chờ cho nó chạy đến khi nào có chữ Close thì nhấn vào là xong
4. Tắt Maintenance
Window + S gõ vào control rồi chọn Control Panel để mở
Tại cửa sổ Control Panel, chọn System and Security và Action Center:
Tiếp theo tại cửa sổ Action Center nhấp chuột vào mũi tên đở phần thiết lập Maintenance, chọn Settings:
Bạn tích vào Never check for solutions (Not recommended) và OK:
5. Tắt Windows SmartScreen
Vẫn ở cửa sổ Action Center, các bạn chọn Change Windows SmartScreen Settings, sau đó tích vào Don’t do anything (Turn off Windows SmartScreen).
6. Tắt Service Superfetch
Các bạn ấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run gõ Services.msc để mở nhanh cửa sổ Services
Sau đó tìm Superfetch (ấn S rồi tìm cho nhanh), kích đúp vào nó và chọn Disabled.
7. Tắt Service Windows Search
Các bạn cũng làm tương tự như trên nhưng tìm đến service Windows Search (ấn W rồi tìm), kích đúp vào nó và chọn Disabled. => Stop => OK
8. Tắt Disk Diagnostics: Configure execution level
Các bạn nhấn tổ hợp phím WIndow + R để mở hộp thoại Run gõ vào gpedit.msc. Sau đó tìm đến đường dẫn sau:
Computer Configuration / Adminnistrative Templates / System / Troubleshooting and Diagnostics / Disk Diagnostics
Nhìn sang cửa sổ bên phải bạn sẽ thấy Disk Diagnostics: Configure execution level, kích đúp vào nó.
Chọn Disabled và OK để lưu.
9. Chống phân mảnh ổ cứng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm để chống phân mảnh ổ cứng nhưng trong bài này mình sẽ sử dụng công cụ của Windows 10 đó là Optimize
Bước 1: Đầu tiên bạn cần nhấn chuột phải vào ổ đĩa bất kỳ rồi chọn Properties.
Sau đó nhấn vào tab Tools chọn Optimize còn với Windows 7, 8, 8.1 bạn chọn Defragment now trong phần Defragmentation.
Bước 2: Để biết được ổ đĩa cứng hiện tại có bị phân mảnh hay không, bạn hãy nhấn từng ổ đĩa và chọnAnalyze để Windows tiến hành tự động kiểm tra.
Sau khi check ổ đĩa xong chọn Optimize để chống phân mảnh ổ đĩa với Windows 10 và Defragment disk với phiên bản Windows cũ hơn để khởi động chức năng chống phân mảnh.
Quá trình chống phân mảnh tối ưu ổ cứng bắt đầu. Bạn có thể thu nhỏ cửa sổ để làm việc khác.
10. Sử dụng các phần mềm dọn rác và sửa lỗi Registry
Mở This PC, sau đó các bạn nhấp vào một phân vùng mà bạn cài hệ điều hành (thường là ổ C). Chuột phải vào ổ đĩa => Properties
Chọn tiếp Disk Cleanup
Trên khung Disk cleanup chọn các thư mục hay file muốn xóa nhấn OK để bắt đầu dọn rác,
Nếu muốn nhanh hơn thì các bạn có thể dùng phần mềm CCleaner
11. Gỡ các phần mềm không cần thiết, tắt các phần mềm không cần dùng lúc Windows khởi động
- Để gỡ các phần mềm không cần thiết các bạn có thể dùng chức năng có sẵn của Windows hoặc phần mềm bên thứ 3 như Revo Uninstaller, CCleaner,...
Có 2 cách để gỡ phần mềm bầng công cụ có sẵn của Windows
Đối với Window 10 nhấn tổ hợp phím WIndow + S gõ vào Uninstaller sau đó chọn Add or remove programs
Tại cửa sổ Apps & features chọn phần mềm và App muốn gỡ, sau đó nhấn Uninstaller
Windows 10 và các phiên bản Window còn lại sử dụng Control Panel để gỡ phần mềm
Vào control panel bằng cách gõ control vào ô tìm kiếm sau đó chọn Open dưới biểu tượng Control Panel
Sau đó chọn Program
Chọn phần mềm muốn gỡ bỏ và chọn Uninstall
Cách tắt các phần mềm khởi động cùng hệ thống windows 10
Chuột phải vào thank Task bar chọn Task Manager
Tại cửa sổ Task Manager chuyển sang tab Startup
Chọn phần mềm muốn tắt và chọn Disable
12. Windows Update
Tải các bản vá lỗi của Mircosoft để sửa lỗi cho Windows của bạn.
Mở Windows Update bằng cách gõ vào ô tìm kiếm chữ update rồi chọn Open
Chọn Check for update để tìm file update
13. Chạy CheckDisk
1. Window + R mở hộp thoại run gõ vào CMD sau đó nhấn Ctrl + Shift + Enter để mở cửa sổ CMD quyền admin.
2. Trên cửa sổ Command prompt, bạn nhập câu lệnh dưới đây vào để kiểm tra và tự động khắc phục các lỗi trên ổ đĩa cứng của bạn:
chkdsk /f' /r C:
Lưu ý: Trong câu lệnh trên, thay thế "C" bằng tên các ổ đĩa cứng chính trên máy tính Windows của bạn.
3. Lúc này trên màn hình bạn sẽ nhận được thông báo ổ đĩa cứng đang sử dụng, nếu muốn chạy CheckDisk khởi động lại hệ thống. Nhấn Y để khởi động lại máy tính của bạn.
4. CheckDisk sẽ chạy sau khi máy tính của bạn khởi động. Quá trình diễn ra sẽ khá lâu, do đó bạn cần phải kiên nhẫn. Quá trình kết thúc và lỗi sẽ không còn xuất hiện nữa.
14. Vô hiệu hóa Tips About Windows
Đôi khi trong một số trường hợp, người dùng có thể vô hiệu hóa Tips About Windows để khắc phục lỗi.
Các bạn nhấn tổ hợp phím Window + I để mở nhanh cửa sổ Setting . Sau đó chọn System
Trong cửa sổ Notification & actions bỏ chọn dòng Get tips, tricks, and suggestions as you use Windows
15. Thay đổi vị trí Pagefile
Pagefile là một file trên ổ đĩa cứng để hỗ trợ khả năng ghi có “hạn” của RAM trong máy tính trong trường hợp cần thiết.
Máy tính của bạn sẽ ưu tiên sử dụng RAM để lưu trữ dữ liệu bởi vì khả năng truy suất của nó nhanh hơn ổ cứng. Tuy nhiên, khi bộ nhớ RAM đầy hoặc quá tải thì Windows sẽ tự động chuyển các dữ liệu từ RAM sang Pagefile trong ổ cứng.
Tuy nhiên trong một số trường hợp nguyên nhân gây lỗi Disk Usage có thể là do Pagefile được sử dụng liên tục.
Để khắc phục lỗi, giải pháp đầu tiên bạn có thể áp dụng là cấy thêm RAM. Tuy nhiên để không phải mất tiền oan, bạn có thể áp dụng cách khác là di chuyển pagefile sang ổ không phải là ổ cứng hệ thống. Để làm được điều này:
Click chuột phải vào biểu tượng This PC ngoài màn hình => Chọn Properties
Tại cửa sổ System chọn Advanced system settings
Cửa sổ System Properties hiện lên các bạn chọn tab Advanced rồi nhấn vào nút Settings trong phần Performance
Tại cửa sổ Performance Options chọn vào Change
Cửa sổ cài đặt RAM ảo Virtual Memory hiện ra, bạn bỏ tích dòng Automatically manage paging file size for all drives sau đó chọn ổ khác ổ cài đặt hệ điều hành (ổ HĐH thường là ổ C) . Ví dụ ở đây mình chọn ổ E. Sau đó nhấn dung lượng RAM Ảo muốn cài đặt vào 2 ô Initial size và Maximum size. Chúng ta điền đúng bằng dung lượng RAM chúng ta có. Ví dụ ở đây ram của mình là 8GB nên sẽ đặt là 8192. Sau đó nhấn nút Set
Nhấn xong chúng ta sẽ thấy ổ C hiện dung lượng Paging File Size là 4096 - 8192 .Nhấn Ok để lưu lại cài đặt
Bấm OK lần nữa và khởi động lại máy để có hiệu lực.
Trên đây là 15 cách sửa lỗi Full Disk 100% trên Windows thành công 100%. Nếu thử hết 15 cách này mà không được nữa thì bỏ đi đừng xài cái máy tính đó nữa. Cảm ơn các bạn đã theo dõi