Cách sử dụng Hàm LOOKUP trong Excel

Hàm LOOKUP trong Excel là một trong những hàm tra cứu và tham chiếu được sử dụng nhiều sau VLOOKUP.  Nếu bạn là dân master thì có thể bỏ qua thế nhưng với những người mới tìm hiểu không phải ai cũng nắm rõ cách sử dụng hàm LOOKUP.  Nếu bạn chưa hiểu cách dùng hàm LOOKUP trong Excel này thì hãy theo dõi bài học này của thủ thuật vn nhé. Trong bài học này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Hàm LOOKUP trong Excel và cach sử dụng nó nhé.

1. Hàm LOOKUP trong Excel dùng để làm gì?

Hàm Lookup trong Excel thường được sử dụng để tìm 1 giá trị trong 1 cột hoặc 1 hàng và trả về giá trị ở vị trí tương ứng trong hàng hoặc cột chứa giá trị cần trả về.

Có 2 dạng sử dụng hàm Lookup đó là dạng

  • Vector: 
    • Dạng Vector hàm Lookup dùng để tìm 1 giá trị trong phạm vi gồm 1 hàng hoặc 1 cột, và trả về giá trị từ cùng vị trí đó trong phạm vi thứ 2 gồm 1 hàng hoặc 1 cột. Dạng Vector này sẽ dùng khi muốn xác định phạm vi chứa các giá trị muốn so sánh, hoặc khi phạm vi cần tìm gồm nhiều giá trị hoặc các giá trị có thể thay đổi. Vector chứa giá trị tìm kiếm cần phải được sắp xếp
  • Mảng: 
    • Dạng Mảng để tìm kiếm giá trị đã chỉ định trong cột hoặc hàng thứ nhất của mảng, rồi trả về giá trị từ cùng vị trí đó trong cột hoặc hàng cuối cùng của mảng. Dạng mảng sử dụng khi phạm vi tìm kiếm ít giá trị, giá trị giữ nguyên và phải được sắp xếp.

Trong thực tế dạng mảng của Lookup không được khuyến khích dùng do tính hạn chế của nó. Trong trường hợp muốn tìm kiếm dạng mảng lời khuyên là sử dụng  VLOOKUP hoặc HLOOKUP. 

2. Sử dụng hàm LOOKUP kiểu Vector trong Excel

Cú pháp hàm LOOKUP kiểu Vector trong Excel

Khi sử dụng hàm Lookup, Vector được hiểu là 1 hàng hay 1 cột trong Excel. Cú pháp của hàm Lookup trong Excel đơn giản như sau:

LOOKUP(lookup_value, lookup_vector, [result_vector])

Trong đó:

  • lookup_value    Bắt buộc. Giá trị mà hàm LOOKUP tìm kiếm trong vector thứ nhất. Lookup_value có thể là số, văn bản, giá trị logic, tên hoặc tham chiếu tới một giá trị.
  • lookup_vector    Bắt buộc. Phạm vi chỉ chứa một hàng hoặc một cột. Giá trị trong lookup_vector có thể là văn bản, số hoặc giá trị logic.
  • Quan trọng: Các giá trị trong lookup_vector phải được xếp theo thứ tự tăng dần: ..., -2, -1, 0, 1, 2, ..., A-Z, FALSE, TRUE; nếu không, hàm LOOKUP có thể trả về giá trị không chính xác. Văn bản chữ hoa và chữ thường tương đương nhau.
  • result_vector    Tùy chọn. Phạm vi chỉ chứa một hàng hay một cột. Tham đối result_vector phải có cùng kích cỡ với lookup_vector. Nó phải cùng một kích cỡ.

Chú thích

  • Nếu hàm LOOKUP không tìm thấy lookup_value, thì nó sẽ so khớp giá trị lớn nhất trong lookup_vector mà giá trị đó nhỏ hơn hoặc bằng lookup_value.
  • Nếu lookup_value nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong lookup_vector, thì hàm LOOKUP trả về giá trị lỗi #N/A.

Ví dụ minh họa LOOKUP kiểu Vector trong Excel

Ví dụ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cú pháp của hàm Lookup trong Excel

Nhập bảng ví dụ sau vào file Excel của bạn sau đó chúng ta sẽ học cách sử dụng hàm LOOKUP

Sản phẩmGiá
LOOKUP
Trứng12000


Sữa24000
Sản Phẩm
25000
Giá
Thịt85000


Cam30000



Nhìn vào bảng trên yêu cầu chúng ta tìm kiếm và trả về giá của Cá trong bảng.

Trước khi tính toán chúng ta cần sắp xếp vector chứa giá trị cần tìm kiếm theo thứ tự. Ở đây là cột  A nên nên chúng ta sắp xếp cột A từ bé đến lớn.

Cách sử dụng Hàm LOOKUP trong Excel 1

Chúng ta sử dụng công thức sau:

=LOOKUP(E3,A2:A6,B2:B6)

Giải thích công thức

  • E3 chứa "Cá" là ô chứa giá trị tìm kiếm
  • A2:A6  chính là vector chứa giá trị cần tìm kiếm
  • B2:B6 là vector chứa kết quả trả về

Nhấn Enter trên bàn phím chúng ta sẽ thu được kết quả:Cách sử dụng Hàm LOOKUP trong Excel 2

Chúng ta có thể áp dụng Data Validation để kiểm tra thêm 1 số mặt hàng khác.

Cách sử dụng Hàm LOOKUP trong Excel 3

Cách sử dụng Hàm LOOKUP trong Excel 4

Cách sử dụng Hàm LOOKUP trong Excel 5

Cách sử dụng Hàm LOOKUP trong Excel 6Cách sử dụng Hàm LOOKUP trong Excel 7

Lưu ý khi sử dụng hàm LOOKUP trong Excel dạng Vector


  • Nếu giá trị tìm kiếm nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong vector chứa giá trị tìm kiếm, hàm Lookup sẽ trả về lỗi #N/A
  • Hàm Lookup trong Excel không phân biệt chữ hoa và chữ thường khi tra cứu
  • Vector chứa giá trị cần tra cứu và vector kết quả là hàng hoặc cột có kích thước giống nhau
  • Vector chứa giá trị cần tra cứu cần được sắp xếp theo thứ tự từ điển (A đến Z) hoặc sắp xếp từ nhỏ tới lớn, nếu không công thức Lookup sẽ bị lỗi hoặc kết quả sẽ bị sai. Nếu trong trường hợp nào đó bạn không thể sắp xếp dữ liệu mà vẫn cần tra cứu, hãy sử dụng hàm Index kết hợp với Match
  • Hàm Lookup sử dụng chế độ tìm kiếm gần đúng, nếu không tìm thấy giá trị đúng 100% như giá trị đang cần tìm kiếm, nó sẽ tìm đến giá trị X lớn nhất trong vector chứa giá trị tìm kiếm với điều kiện X nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cần tìm kiếm. Ví dụ: Nếu bạn tìm giá trị 5 mà 5 không được tìm thấy, Lookup sẽ tìm tiếp giá trị 4, nếu 4 không được tìm thấy, Lookup sẽ tìm kiếm các giá trị nhỏ hơn tiếp theo.

3. Sử dụng hàm LOOKUP kiểu Mảng trong Excel

Hàm Lookup theo kiểu mảng trong Excel sẽ tìm kiếm giá trị ở cột đầu tiên trong mảng và trả về giá trị ở vị trí tương ứng trong cột cuối cùng của mảng đó.

Cú pháp hàm LOOUP kiểu mảng 

=LOOKUP(,)

Trong đó:

  • Bắt buộc: Giá trị tìm kiếm trong mảng
  • Bắt buộc: Mảng chưa giá trị cần tìm kiếm và giá trị trả về. Giá trị trong mảng cần được sắp xếp theo thứ tự tăng dần

Cách sử dụng Hàm LOOKUP trong Excel 8

Lưu ý khi sử dụng LOOKUP dạng mảng

  • Nếu mảng dùng để tìm kiếm có số dòng lớn hơn hoặc bằng số cột (như ảnh phía trên) thì hàm Lookup sẽ tra cứu theo cột
  • Nếu mảng dùng để tìm kiếm có số dòng nhỏ hơn số cột, thì hàm Lookup sẽ tra cứu theo dòng
  • Nếu giá trị cần tìm không được tìm thấy, Lookup sẽ dùng giá trị lớn nhất trong mảng mà nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cần tìm
  • Nếu giá trị cần tìm nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong hàng đầu tiên hoặc cột đầu tiên của mảng, lỗi #N/A sẽ được trả về
  • Học TV không khuyên dùng hàm Lookup ở dạng mảng này. Bạn hãy sử dụng hàm VLOOKUP hoặc HLOOKUP như đã nói ở trên

4. Ứng dụng của hàm LOOKUP trong Excel

Tìm giá trị trong ô cuối cùng chứa dữ liệu của 1 cột.

Nếu dữ liệu của bạn thay đổi thường xuyên và bạn cần tham chiếu tới giá trị cuối cùng trong 1 cột ở bảng dữ liệu đó, đây là trường hợp mà hàm LOOKUP dạng vector sẽ toả sáng dựa vào đặc tính logic của Lookup là nếu không tìm thấy giá trị sẽ chuyển sang kiểu tìm kiếm gần đúng

Ví dụ: Tìm giá trị trong ô cuối cùng có chứa dữ liệu ở cột A:

Ta sử dụng công thức sau

=LOOKUP(5,1/(A:A<>""), A:A)

Kết quả như sau:

Cách sử dụng Hàm LOOKUP trong Excel 10

Giải thích công thức

  • Phần (A:A<>"") sẽ so sánh mỗi ô trong cột A với chuỗi rỗng "" Sự so sánh này có kết quả là TRUE nếu ô không rỗng và ngược là là FALSE nếu ô rỗng. Trong hình trên, kết quả sẽ như sau: {TRUE; TRUE; TRUE; TRUE; TRUE;FALSE; …}
  • Tiếp theo 1/(A:A<>"") sẽ cho chúng ta kết quả là {1;1;1;1;1;#DIV/0;…}
  • Số 5 hay số bất dương bất kỳ đưa vào chỉ để làm điều kiện thoát cho Lookup vì nó chắc chắn sẽ không được tìm thấy trong mảng kết quả của 1/(A:A<>””), vì logic của Lookup là nếu không tìm thấy giá trị sẽ chuyển sang kiểu tìm kiếm gần đúng và kiểu tìm kiếm gần đùng này sẽ lấy giá trị cuối cùng trong các số 1 ở ví dụ trên, tương ứng với vị trí số 1 này ở vector kết quả trả về sẽ là giá trị ở trong ô dữ liệu cuối cùng của cột A

=> Nếu bạn muốn lấy dòng cuối cùng có chứa dữ liệu trong 1 cột với hàm Lookup, công thức rất đơn giản sẽ là:

=LOOKUP(5,1/(A:A<>""), ROW(A:A))

Tìm giá trị trong ô cuối cùng chứa dữ liệu của 1 hàng

Cũng với logic như trên, công thức để tìm kiếm giá trị ô cuối cùng chưa dữ liệu trong hàng 1 như sau

=LOOKUP(5,1/(1:1<>""),1:1)

Để tìm giá trị của ô cuối cùng chưa dữ liệu trong hàng n, công thức như sau:

=LOOKUP(5,1/(n:n<>""),n:n)

Lời kết:

Hi vọng những kiến thức và ví dụ trên sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng hàm LOOKUP trong Excel một cách thành thạo. Lý thuyết là vậy nhưng để có thể ứng dụng tốt Excel vào công việc của mình ngoài việc sử dụng các hàm chúng ta cũng phải biết vận dụng linh hoạt chúng. Chúc các bạn học tốt .

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?