Sử dụng VLOOKUP kết hợp với hàm IF

Hàm VLOOKUP là hàm tham chiếu được sử dụng nhiều nhất trong Excel. Thế nhưng không phải lúc nào dùng VLOOKUP cũng thu được kết quả chúng ta mong muốn, có đôi lúc chúng ta cần sử dụng VLOOKUP kết hợp với hàm khác trong Excel.  Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về ví dụ thực tế khi sử dụng VLOOKUP kết hợp với  hàm IF một cách đơn giản nhất các bạn cùng theo dõi nhé!

Cách kết hợp hàm VLOOKUP với hàm IF

Bằng những ví dụ dưới đây chúng mình sẽ chỉ cho các bạn cách sử dụng hàm VLOOKUP kết hợp với hàm IF để thu được kêt quả lỗi, chung ta cùng bắt đầu luôn nhé!

1. Dùng hàm IF để bẫy lỗi cho hàm VLOOKUP

Khi sử dụng VLOOKUP nếu chúng ta thấy lỗi #N/A như kết quả dưới đây thì hãy sử dụng hàm IF kết hợ VLOOKUP bạn nhé.

Ở hình trên, chúng ta thấy công thức ở ô E2 cho kết quả lỗi #N/A. Bởi vì nội dung ở ô D2 không có giá trị, tức là giá trị Lookup_Value không có nội dung nên sẽ báo lỗi #N/A.

Để khắc phục lỗi này, chúng ta có thể sử dụng VLOOKUP kết hợp hàm IF như sau:

=IF(D2="","",VLOOKUP(D2,$A$2:$B$7,2,0))

Giải thích công thức 

  • Nếu ô D2 (lookup_value của hàm vlookup) là rỗng thì sẽ rỗng
  • Nếu ô D2 không rỗng thì sẽ sử dụng hàm Vlookup

2. Dùng IF để tùy biến vị trí cột tham chiếu trong hàm VLOOKUP

Ví dụ dưới đây chúng ta sử dụng điều kiện tham chiếu của VLOOKUP thế nên chỉ sử dụng VLOOKUP sẽ gây ra lỗi.

Ở ví dụ này, chúng ta muốn khi thay đổi điều kiện ở ô E1 để xét kết quả của hàm VLOOKUP tương ứng với điều kiện này.

Nếu E1 là Số tiền thì sẽ trả về cột  2 còn ngược lại sẽ trả về cột Giới tính: Cột 3.

Chúng ta kết hợp hàm IF với VLOOKUP như sau:

=IF(D2="","",VLOOKUP(D2,$A$2:$C$7,IF(E1="Số tiền",2,3),0))

Ở đây tất nhiên chúng ta sẽ cần mở rộng bảng tham chiếu bao gồm cả cột C.

Lời kết:

2 ví dụ sử dụng VLOOKUP kết hợp hàm IF trên đây chỉ là ví dụ thường gặp nhất trong việc kết hợp hàm IF với hàm VLOOKUP trong Excel. Điều cần lưu ý là cú pháp và trường hợp cụ thể để sử dụng kết hợp các hàm này mà thôi. Chúc các bạn học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận