Với sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tình trạng cyberbullying cũng đang dần gia tăng, để lại nhiều hậu quả khôn lường đôi khi còn không thể kiểm soát được. Vậy chính xác cyberbullying là gì, nguy hiểm như thế nào và bạn cần làm gì để thoát khỏi cyberbullying?? Cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Cyberbullying là gì?
Cyberbullying, tạm dịch là bắt nạt qua thế giới ảo, là hành vi bắt nạt được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, máy tính hay laptop. Người tấn công có thể thực hiện việc bắt nạt này nhờ nhắn tin qua SMS hay các ứng dụng nhắn tin, đăng tải và chia sẻ những thông tin tiêu cực nhằm nhắm vào nạn nhân.
Mạng xã hội thường được chọn làm công cụ chính cho các cuộc “tấn công ảo” bởi vì sức lan truyền nhanh của thông tin trên các nền tảng số này.
2. Cyberbullying ảnh hưởng gì và tại sao nguy hiểm?
Nạn nhân từ cyberbullying có thể bị tác động về mặt tinh thần, cảm xúc, thậm chí là thể chất. Trong một số trường hợp, họ có thể bị mất ngủ, hay mắc phải các triệu chứng như đau đầu, đau bụng,...
Có thể ví cyberbullying là một mối nguy “thầm lặng” bởi vì đây là một thuật ngữ vô cùng mới mẻ đối với nhiều người, thậm chí, nhiều người đang rơi vào tình cảnh này mà không nhận thức được.
Cyberbullying có thể được thực hiện bất kể ở đâu, bất kể khoảng thời gian nào, và có thể tạo ra các tác động xấu lâu dài ngoài đời thực nếu như không có sự ngăn chặn. Chẳng hạn, bạn có thể bị mất việc, tước quyền đi học, hoặc có thể bị tấn công bằng vũ lực ở ngoài đời thường.
Cyberbullying ảnh hưởng gì và tại sao nguy hiểm
3. Dấu hiệu nhận biết mình là nạn nhân
Đối với các trường hợp dễ nhận biết, nạn nhân sẽ nhận được các tin nhắn đe dọa hoặc mang nội dung gây khó chịu, hoặc bị bêu rếu trong những bài đăng sai sự thật trên các nền tảng mạng xã hội.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận ra mình là nạn nhân của cyberbullying. Ranh giới của những câu đùa vui và câu mang tính xúc phạm là vô cùng mỏng manh. Nếu như khi những câu đấy được thốt ra, và bạn cảm thấy khó chịu trong khi mọi người đang cười về điều đó thì nghĩa là bạn đang có thể đã trở thành nạn nhân của cyberbullying.
Dấu hiệu nhận biết mình là nạn nhân
4. Làm gì khi bị cyberbullying?
- Yêu cầu đối phương dừng việc “bắt nạt”
Như đã đề cập, nhiều trường hợp các câu đùa trở nên quá trớn, và có thể để lại nhiều tác động xấu về mặt tinh thần, cảm xúc của bạn. Nếu có thể, bạn hãy thẳng thắn chia sẻ với người còn lại, và nói với họ rằng bạn cảm thấy như thế nào khi thấy những điều không hay về bạn.
Yêu cầu đối phương dừng việc bắt nạt
- Báo cáo cho các nền tảng mạng xã hội
Bạn có quyền báo cáo những bài viết mang nội dung bôi nhọ bản thân, và cũng có thể nhờ đến những người tin cậy thực hiện báo cáo cho các nền tảng mạng xã hội. Bài viết đó sẽ được xem xét, và sẽ được loại nếu phát hiện được các yếu tố có tính xúc phạm.
Báo cáo cho các nền tảng mạng xã hội
- Nói với những người thân tin tưởng
Thông thường, nạn nhân của cyberbullying thường chấp nhận im lặng chịu trận bởi họ nghĩ rằng việc nói ra sẽ không giúp ích được gì. Một số người còn có cảm giác rằng mình đang làm phiền người khác khi kể về những vấn đề này.
Thế nhưng, bạn không nên giữ điều này cho mình bạn. Hãy thông báo vấn đề của bạn cho những người mà bạn tin tưởng nhất, chẳng hạn ba mẹ, anh chị hay bạn bè. Tuy không phải trường hợp nào họ cũng có thể giải quyết triệt để được vấn đề của bạn, nhưng ít ra việc nói ra sẽ giúp bạn tìm kiếm “đồng minh” nhằm bảo vệ bạn sau này.
Nói với những người thân tin tưởng
- Báo với cơ quan chức năng
Nếu như việc thương lượng với bên còn lại, hay sự can thiệp của người lớn không có tác dụng, đừng ngại khi báo cáo với các cơ quan chức năng nhằm kêu gọi sự hỗ trợ từ họ. Bởi rất có thể bạn không phải là nạn nhân duy nhất bị tấn công, và điều này sẽ giúp đỡ được nhiều bạn khác.
Vừa rồi là các thông tin về cyberbullying mà có thể bạn chưa biết. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo!