Nếu đã từng sử dụng máy tính hay laptop chắc hẳn đôi ba lần chúng ta đã nghe đén từ Main máy tính hay Mainboard rồi phải không nào. Có bao giờ bạn thắc mắc Main máy tính hay bo mạch chủ là gì không. Để giúp bạn giải đáp các thắc mắc này dưới đây thủ thuật vn sẽ giới thiệu chi tiết về khái niệm Main máy tính cho các bạn chưa biết nhé!
Định nghĩa main máy tính là gì?
Main máy tính hay còn gọi là Mainboard hoặc Bo mạch chủ là một trong những bảng mạch đóng vai trò nền tảng trong một chiếc máy tính. Có thể hiểu nôm na Mailboad là một tấm bảng để gắn tất cả các linh kiện của máy tính lên đó.
Chức năng chính của main máy tính khi sử dụng đó là phân phối điện cho CPU, RAM và tất cả những thành phần khác liên quan đến phần cứng của chiếc máy tính. Đồng thời cũng Mainboard sẽ tạo ra một dòng liên kết chính để liên kết những link kiện này lại với nhau.
Cấu tạo của main máy tính ra sao?
Main máy tính hoặc bo mạch chủ được tạo nên bởi những thành phần chính sau :
- Chipset.
- BIOS.
- Socket cắm CPU
- Hệ thống bus.
- Khe cắm RAM
- Khe cắm ISA.
- Khe cắm PCI .
- Khe cắm PCI Express.
- 1 vài thành phần khác .
Chipset ( Chipset Bắc và Chipset Nam )
Nhiệm vụ chính của chipset trong Main máy tính đó là chuyển dữ liệu từ ổ đĩa cứng đi qua bộ nhớ rồi đến với CPU. Đồng thời đảm bảo quá trình giao tiếp của các thiết bị ngoại vi và card mở rộng với CPU và các thiết bị khác.
Đồng thời Chipset còn có các tính năng quan trọng như: Điều khiển RAID, cổng FireWire vào mỗi phần seri bo mạch khác nhau. Ngoài ra, Chipset cũng được dùng để giới hạn kiểu cũng như tốc độ của CPU mà main server có thể tải được.
Bên cạnh đó chipset cũng được tích hợp các tính năng khác nhau như: đồ họa, âm thanh, cổng USB. Chính vì vậy mà Chipset là một trong những phần chính không thể thiếu đối với bất kỳ ai khi mua main server.
BIOS
Đây là một trong những thiết bị vào, ra cực kỳ quan trọng mà mỗi main máy tính đều phải sở hữu, bởi vì thiết bị này được thiết lập để chứa các thông số làm việc của hệ thống. Thiết bị này có thể được hàn trực tiếp vào main server hoặc lựa chọn cho mình một đế cắm để có thể tháo rời khi cần thiết.
Socket
Đế cắm và giữ CPU, được thiết kế và cắm trên bo mạch chủ (mainboard), Socket chứa các chân kết nối với CPU có thể kết nối cơ, điện tử giữa CPU và bo mạch mà không cần thông qua các mối hàn, điều này giúp chúng ta có thể thay thể CPU một cách dễ dàng.
Khi muốn nâng cấp CPU chúng ta cũng cần để ý đến chuẩn SOcket để mua CPU phù hợp bởi các chip ADM và Intel sẽ phù hợp với các Socket khác nhau trên mỗi mailboard.
Khe cắm RAM
DÙng để gắn RAM máy tính.
Khe cắm ISA
Đây là một trong những khe cắm sử dụng để gắn thêm các bo mạch mở rộng như: Bo mạch âm thanh hoặc hình ảnh.
Khe cắm PCI
Khe cắm này được trang bị nhằm mục đích để gắn thêm các thiết bị có thể giao tiếp với máy tính như card âm thanh và card mạng rời….
Khe cắm PCI Express
Đây là dạng khe cắm chuẩn hỗ trợ lượng băng thông cao hơn gấp 30 lần so với chuẩn PCI đề ra, và thực sự có khả năng thay thế hoàn toàn các khe cắm PCI lẫn AGP. Được sử dụng nhiều để gắn card đồ họa rời.
Ngoài ra, Mainboard cũng còn chứa rất nhiều các bộ phận khác hữu ích, có thể hỗ trợ đến mức tối đa cho máy tính để đảm bảo sự hoạt động một cách hiệu quả.
Các loại Main máy tính hiện có trên thị trường
Trải qua nhiều thời kỳ với công nghệ phát triển vượt bậc thì đến nay mainboard được phát triển và chia ra thành nhiều loại khác nhau. Trong đó gồm những loại như: AT, ATX, LPX, BTX và ITX mini.
1. Mainboard LPX
Mainboard LPX là loại main có cấu hình thấp có các cổng đầu vào và đầu ra của chúng được đặt mặt sau của hệ thống. Ngoài ra main này cũng được trang bị thêm card riser để có thể lắp đặt trên một số vị trí khác. Điều này gây ra các vấn đề liên quan việc tỏa nhiệt và điều hòa luồng không khí trong máy tính.
Một số bo máy chủ LPX cấu hình thấp thậm chí còn không có khe cắm AGP và chỉ được kết nối với bus PCI. Chính vì những trang bị hạn chế và nghèo nàn khiến loại mainboard LPX không có chỗ đứng và biến mất khi các main khác ra đời
2. Mainboard AT
Mainboard AT là một trong những bo mạch chủ được ra mắt đầu tiên có kích thước khá lớn sử dụng kiểu giắc cắm 6 đầu để làm đầu nối nguồn kết nối cho các bộ phận trong máy tính.
Thiết kế này của Main AT có điểm trừ là khiến người dùng khó phân biệt và đấu cắm giữa nguồn và mainboard, dẫn đến cắm nhầm thì sẽ dẫn đến hư hỏng nặng.
Mainboard AT này được sản xuất trong những năm 80, và cho đến nay đã được nâng cấp thành dòng main mới.
3. Mainboard ATX
Mainboard ATX được coi là bản nâng cấp của main AT. Mainboard này khác với thế hệ AT đời cũ ở chỗ chúng được trang bị khả năng thay thế các link kiện bên trong. Ngoài ra, kích thước của ATX nhỏ hơn rất nhiều so với AT, do đó sẽ tối ưu hơn khi lắp vào các thùng máy nhỏ.
Hệ thống kết nối của bảng mạch chủ cũng được cải thiện hơn với một đầu nối bàn phím được đặt ở mặt sau, các khe cắm phụ cũng được trang bị thêm nhiều tiện ích bổ sung khác nữa.
Hiện nay, các loại mainboard thông dụng phổ biến nhất bo mạch chủ chính là Advanced Technology Extended (ATX)
4. Mainboard BTX
Mainboard BTX ra đời giúp hạn chế một số vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng các công nghệ mới. Các công nghệ ngày một phát triển đòi hỏi sử dụng nhiều năng lượng và giải phóng lượng nhiệt rất cao, vì vậy việc sử dụng những phiên bản đã quá cũ như ATX là không phù hợp.
BTX là từ viết tắt của Balanced Technology extended - tức là công nghệ cân bằng được mở rộng.
Thế nhưng BTX sớm chết yểu vào năm 2006 khi main này tỏa nhiệt quá lớn.
5. Mainboard ITX mini
Mainboard Mini-ITX là một dạng bo mạch chủ có công suất thấp và có kích thước 17 × 17cm tương đối nhỏ. Mainboard này được VIA Technologies thiết kế và cho ra mắt vào năm 2001, và được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống máy tính mini.
Ngoài ra mainboard mini-ITX còn trang bị thêm một khe cắm mở rộng với tiêu chuẩn khe cắm PCI 32 bit 5V. Do đó, chúng có thể sử dụng để build hệ thống máy tính sử dụng 2 CPU chạy song song nhờ ghép cùng hệ thống có thiết kế chuẩn ATX, micro-ATX và các biến thể ATX khác.
Các loại mainboard thông dụng hiện nay
Các mainboard thông dụng hiện nay bao gồm các mail được sản xuất bởi ASUS, MSI, GIGABYTE, ASROCK ... mỗi loại main lại hỗ trợ đối tượng người dùng khác nhau. Dưới đây là tên một vài mail thông dụng.
- Asrock H81M-G
- MSI B85M -E45
- ASUS ROG STRIX B360 GAMING
- MSI B360M MORTAR TITANIUM.
- ASRock H310M-HDV
- GIGABYTE B360M D3
- MSI X99A SLI PLUS
Lời kết.
Đến đây chắc hẩn các bạn đã giải đáp được câu hỏi main máy tính là gì hay mailboard là gì, bo mạch chủ là gì rồi phải không nào. Hi vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc các bạn có một chiếc máy tính mạnh mẽ.